Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Tôi yêu say đắm... cha nuôi mình

Tôi vẫn hay gọi vợ anh là "mẹ", xưng "chị" với các con anh, tôi sống dưới danh nghĩa “con gái hờ” của anh như vậy, đã từ rất lâu rồi...

Tôi yêu say đắm... cha nuôi mình

Ảnh minh họa

Tôi vẫn gọi anh với cái tên thân thuộc “Pa”. Tôi thường trêu anh: "Kòi gọi như vậy không phải là gọi ba đâu nhé. Mà là từ 'Pa' trong chữ 'ù pa' tiếng Hàn Quốc đó, có nghĩa là anh ý!". Còn anh chỉ cười và bảo: "Ba hay 'ù pa' thì anh vẫn sẽ mãi yêu thương tôi thật lòng...

Tôi nhớ lại lần hai đứa gặp nhau. Hồi đó, hoàn cảnh của tôi rất khó khăn. Đó cũng là khoảng thời gian tăm tối nhất. Tôi bị người yêu lừa dối rồi phản bội. Tôi đau đớn tột cùng. Tôi đã yêu hắn, tin tưởng hắn, trao cho hắn cái thứ quý giá nhất của đời con gái. Vậy là 20 năm gìn giữ, cuối cùng tất cả đã tan biến bởi một phút yếu lòng. Để rồi hắn quay lưng bỏ tôi lại một mình, bơ vơ, lạc lõng...

Một ngày không xa, bỗng dưng hắn quay trở lại. Một lần nữa, tôi mềm lòng trước những lời xin lỗi của hắn. Có ai ngờ đâu hắn đã lao vào con đường cờ bạc, lô đề. Hắn cầu xin sự giúp đỡ ở tôi. Lúc bấy giờ tôi cũng chỉ là một đứa sinh viên, làm sao có nhiều tiền vậy mà giúp hắn? Cái duy nhất đáng giá lúc bấy giờ tôi có là chiếc thẻ sinh viên. Tôi cho hắn mượn "cắm" để lấy tiền trả nợ. Vẫn hy vọng hắn sẽ làm lại cuộc đời, thế nhưng tôi lại bị hắn lừa.

Suy sụp tinh thần, gánh trên vai một khoản nợ. Tôi cũng đã định về nhà và mong sự tha thứ, giúp đỡ của gia đình. Nhưng lại thấy sợ… Trong suy nghĩ của ba, tôi là đứa con gái ngoan. Tôi không muốn làm ba buồn. Suốt khoảng thời gian đó, tôi không biết phải đi đâu về đâu. Một mình lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị tấp nập. Tôi đã định buông xuôi để tất cả. May mắn sao ngày hôm đó, tôi đã vô tình gặp anh.

Anh đã xuất hiện đúng lúc. Anh hiểu và thông cảm trước những gì mà tôi đã trải qua. Anh là người đã cho tôi biết rằng, trên đời này vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng nhân ái. Tôi chỉ nhớ anh bảo với tôi: "Sống trên đời phải có một tấm lòng”. Anh cho đi rất nhiều mà không mong sẽ nhận lại. Chỉ mong tôi sẽ cố gắng để vượt qua. Vậy là tôi đã có tiền trả cho người ta để lấy thẻ sinh viên về và lại tiếp tục đến trường.

Những ngày sau đó, anh vẫn thường xuyên nhắn tin hỏi thăm động viên tôi. Tôi quý anh đơn giản là một sự biết ơn. Bởi khoảng cách tuổi tác không cho phép chúng tôi đến gần nhau hơn nữa. Với lại, anh cũng đã có gia đình. Vợ anh hiền hậu, xinh đẹp, họ cũng đã có với nhau hai đứa con trai thông minh, học giỏi. Tôi và anh vẫn cố giữ khoảng cách. Tôi chỉ xưng hô anh-em khi chỉ có 2 người. Nhưng ra ngoài tôi luôn mồm gọi “Pa ơi. Pa à”...

Thời gian cứ thế trôi đi, tôi và anh không tiến xa hơn nếu như không có một ngày… Tai họa vô tình ập xuống gia đình tôi. Ba tôi ngã bệnh nặng, chỉ còn mình mẹ lo toan gánh nặng gia đình. Thế nhưng rồi không lâu sau thì sức khỏe của mẹ cũng giảm sút trầm trọng. Tôi là chị cả, cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cắp sách đến trường. Em tôi khi đó mới chập chững bước chân vào cổng trường đại học. Tôi không biết phải làm sao? Một lần nữa anh lại ở bên cạnh, giúp đỡ tôi vượt qua những giây phút khó khăn nhất.

Anh lo lắng, quan tâm đến tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Tôi đã “nợ” anh rất nhiều. Anh không bắt tôi phải trả bằng bất cứ cái gì. Anh muốn tôi sẽ đến bên anh nhưng đó không phải là sự ép buộc. Đến giờ nghĩ lại tôi mới biết, ngày đó tôi đến với anh không phải là để trả nợ gì hết. Mà đó là sự tự nguyện, là thứ tình cảm tôi không cưỡng nổi lại trái tim.

Tôi đã yêu anh. Mối quan hệ bí mật ấy kéo dài suốt 2 năm. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá đẹp, và cũng nhờ mối quan hệ của anh nên giờ tôi đã có công việc ổn định trong cơ quan nhà nước. Trước mặt mọi người, tôi đã quen với cái danh là "con gái nuôi" của anh. Tất nhiên, cả gia đình anh cũng biết rất rõ điều ấy. Tôi vẫn hay gọi vợ anh là "mẹ", tôi là "chị" của các con anh, tôi đã sống với cái danh “con gái hờ” của anh như vậy, đã rất lâu rồi.

Cuộc sống vật chất đầy đủ, anh không để tôi thiếu bất cứ cái gì. Thế nhưng nhiều lúc trong lòng tôi cảm thấy chống trải vô cùng. Anh vẫn nói, anh yêu tôi nhiều,nhiều lắm, song cũng không muốn giữ tôi lại cho riêng mình. Bởi tôi còn quá trẻ, còn cả tương lai phía trước nữa. Bây giờ ổn định cuộc sống rồi, anh bảo tôi hãy chọn lấy một người và anh sẽ trở thành người “Ba” thật sự của tôi. Thế nhưng mà…

Dường như trái tim tôi đã đóng chặt mất rồi. Nơi đó chỉ dành riêng cho mình anh mà thôi. Có những lúc đứng một mình trong góc khuất, lén trộm nhìn anh hạnh phúc bên gia đình, nước mắt tôi lại tuôn rơi. Tôi chạnh lòng. Những ngày cuối tuần tôi chỉ có một mình. Những ngày lễ, kỷ niệm cũng chỉ một mình. Nhưng tôi vẫn mãn nguyện, bằng lòng với tình yêu mình đang có.

Tôi biết anh yêu tôi bằng tình yêu lớn lao như thế nào. Tôi trân trọng sự chân thành trong tình yêu anh dành cho tôi. Nhưng hôm nay tôi đã khóc. Tôi khóc vì lòng mình cảm thấy mệt mỏi. Tôi không đủ sức đấu tranh với chính mình. Tôi buộc phải lựa chọn. Nhưng tại sao tôi vẫn không thể nào xóa được hình bóng của anh trong trái tim mình. Tôi ko biết phải làm sao bây giờ nữa. Tôi rất cần một lời khuyên.

»»  read more

Khi Nào Mới .............Jậy ta

Những dấu hiệu chàng sẽ không cưới bạn
»»  read more

Thích Hok ????????


HẠNH PHÚC ĐANG CHỜ MÌNH ĐÓ

»»  read more

Thiên Đàn - Đỉnh cao kiến trúc

Để cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình, hàng năm, các đời vua Trung Quốc đều tổ chức lễ bái cầu thiên địa nhật nguyệt, sơn hà thần linh, trong đó lễ tế trời là quan trọng nhất. Buổi lễ đó được tổ chức tại Thiên Đàn.


Cảnh quan Thiên Đàn


Đây là điểm du lịch nhất định phải đến khi tới Bắc Kinh

Nếu có dịp đến Bắc Kinh du lịch, thì Trường Thành, Cố Cung và Thiên Đàn là những nơi nhất định phải tới tham quan, bởi vì những kiến trúc này mang tính tiêu biểu cho trình độ tối cao của kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Hiệu của nhà vua Trung Quốc là Thiên tử, có nghĩa là con nhà trời. Các đời vua Trung Quốc đều dùng thân phận Thiên tử để thống trị thiên hạ, quản lý quốc gia. Các hoạt động tế trời cũng trở thành đặc quyền của họ, dân chúng không ai được làm theo.


Thiên Đàn nhìn từ trên cao

Thiên Đàn được xây vào năm 1420, là nơi cúng thần trời, thần đất của các vua thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911). Thiên Đàn ở phía nam Cố Cung, rộng gấp 5 lần so với Cố Cung. Bức tường cuối phía nam Thiên Đàn có hình vuông, tượng trưng cho đất, tường phía bắc hình bán cầu tượng trưng cho trời. Kiểu thiết kế này bắt nguồn từ tư tưởng “trời tròn đất vuông” của Trung Quốc cổ đại.

Thiên Đàn được chia thành nội đàn và ngoại đàn. Các kiến trúc chủ yếu của Thiên Đàn đều tập trung ở hai đầu nam bắc, trục giữa trong nội đàn, đó là Viên Khưu, Hoàng Cung Vũ, điện Kỳ Niên. Viên Khưu là đài đá hình tròn gồm ba tầng, mỗi tầng đều có lan can đá. Mặt bằng của Viên Khưu hình tròn, là trung tâm để nhà vua cử hành lễ tế trời.


Họa tiết trên trần Thiên Đàn

Hoàng Cung Vũ ở phía bắc Viên Khưu là một cung điện nhỏ một tầng hình tròn, ngày thường ở bên trong đặt các bài vị thần tế trời, Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường quây thành hình tròn, đây chính là bức vách hồi âm nổi tiếng. Vách hồi âm này hết sức kỳ diệu vì nếu đứng ở một bên, chỉ cần nói nhỏ là ở bên kia có thể nghe rõ mồn một.

Một cụm kiến trúc cúng tế khác của Thiên Đàn là điện Kỳ Niên, đây là điện lớn hình tròn có ba tầng mái, xây trên nền hình tròn ba tầng. Đây là nơi nhà vua đến cúng cầu vào mùa hè hằng năm cho mùa màng tươi tốt. Vì vậy, kiến trúc của Kỳ Niên điện cũng liên quan tới văn hóa nông nghiệp. Bốn trụ thông thiên trong điện tượng trưng cho bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.

Do người cổ đại Trung Quốc coi một ngày có 12 tiếng đồng hồ, cho nên 12 cột ở bên ngoài mái hiên của tầng một tượng trưng cho 12 tiếng đồng hồ trong ngày; 12 cột ở tầng giữa tượng trưng cho 12 tháng trong năm; tổng cộng là 24 cột, tượng trưng cho 24 tiết khí. Ngoài cụm kiến trúc chính là Viên Khưu và Kỷ Niên điện ra, còn có sở Thần lạc là nơi ở của các nhạc công và vũ công, sở sát sinh là nơi nuôi và giết mổ súc vật dùng để tế trời.

Lễ tế trời của nhà vua hết sức cầu kỳ, thường diễn ra vào trước lúc bình minh của ngày Đông chí âm lịch (khoảng ngày 22/12). Nhà vua đích thân đến chủ trì lễ tế trời. Khi làm lễ, trước đàn phải treo đèn lồng, bên trong đốt ngọn nến to dài hơn một mét. Hàng lư hương đặt ở góc đông nam Viên Khưu, chủ yếu dùng để đốt những con vật và vải vóc tế trời. Trong lễ tế, khói hương nghi ngút, nhạc trống rền vang, bầu không khí hết sức trang nghiêm.



Lư hương ở Thiên Đàn.

Các thợ thời cổ Trung Quốc đã phát huy trí tưởng tượng hết sức phong phú trong quá trình xây dựng Thiên Đàn. Ví dụ, màu sắc của kiến trúc có nhiều sự đột phá. Cung điện của các nhà vua Trung Quốc chủ yếu lợp mái màu vàng, tượng trưng cho vương quyền. Nhưng kiến trúc của Thiên Đàn, các thợ xây dựng lại sử dụng mái ngói xanh lam tượng trưng cho trời, làm nền màu chính của kiến trúc. Như mái tường của vách hồi âm, của Hoàng cung Vũ và điện Kỳ Niên cũng như hai điện phụ và mái nhà của các khuôn viên đều là lợp mái lưu ly xanh lam.

Năm 1998, Thiên Đàn được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: “Là cụm kiến trúc cúng tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của Trung Quốc ngày nay, Thiên Đàn nổi tiếng với bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, kết cấu kiến trúc đặc biệt, trang trí kiến trúc đẹp mắt, không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới”.

»»  read more

TÌNH HOA PHONG THỦY CHO NGÔI NHÀ LỘC




Chiêm ngưỡng khách sạn làm từ 6 tấn vàng

Người Trung Quốc xem hoa viên là một chủng loại nghệ thuật nghiêm túc không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự thiết kế hoa viên thể hiện sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của thiên nhiên, có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non, v.v... nhằm đạt sự quân bình hài hoà của tâm hồn con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của đế vương, và hoa viên của tư nhân.


Một nét đặc trưng của hoa viên Trung Quốc là một nhà thủy tạ bên bờ nước. Một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột.

Một nét đặc trưng khác là hành lang có mái che, giúp người ta có thể thưởng ngoạn hoa viên ngay cả khi trời mưa hay đổ tuyết.

Từ nhà thuỷ tạ hay hành lang có mái che nhìn ra, người ta có cảm giác như ngắm một bức tranh qua một cái khung. Khung cũng có thể là cửa sổ nhà thủy tạ thiết kế hình vuông, tròn, trái xoan, lá sen, v.v...
Những nét đặc sắc khác có thể tìm thấy qua từng chi tiết. Chẳng hạn lối đi lát gạch hay đá. Những hình trang trí hay các bộ phận kiến trúc hình vuông và tròn có ý nghĩa sâu sắc «trời tròn đất vuông» (thiên viên địa phương).
Những biểu tượng con dơi là điềm hạnh phúc.

»»  read more

NHUNG NGOI NHA VIP

»»  read more

Kiến trúc nội thất Trung Hoa


































»»  read more